Cửa Thoát Hiểm – Thoát Nạn: Thông Tin Từ A-Z (Quy Định & Báo Giá)

Admin 10 Tháng năm, 2022 860 Lượt xem

Không chỉ công trình dân dụng như chung cư mà tại các trung tâm thương mại, nhà xưởng, nhà máy… đều sử dụng cửa thoát hiểm như một yêu cầu bắt buộc.

Vậy cửa thoát hiểm là gì? Cấu tạo như thế nào? Trong quy định của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy cho công trình xây dựng, quy định về tiêu chuẩn loại cửa này như thế nào? Giá cửa có cao không? Cửa chống cháy cửa thoát nạn giống và khác nhau ở điểm nào?… 

Mời bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết chi tiết dưới đây của Nhật Minh Door.

Xem thêm các bài viết khác về cửa PCCC:

Tiêu chuẩn E & EI cửa ngăn cháy

Quy định & Thủ tục kiểm định cửa ngăn cháy

Cửa Thoát Hiểm Là Gì?

Cửa thoát hiểm là loại cửa chuyên dụng, được lắp đặt với mục đích để con người thoát hiểm trong những trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như cháy nổ.

Vị trí lắp đặt loại cửa này thường là tại các khu vực thang bộ của công trình xây dựng. 

Cửa thoát hiểm chỉ được phép mở 1 chiều, tức là chiều từ hành lang ra cầu thang bộ hay lối thoát nạn. Thông thường, cửa này sẽ luôn đóng và không được sử dụng (trừ trường hợp quản lý tòa nhà/công trình sử dụng để phục vụ cho những hoạt động kiểm tra phòng cháy, vận hành của công trình).

Trong trường hợp xảy ra sự cố bất ngờ như hỏa hoạn, cháy nổ…, không được phép sử dụng thang máy, đề phòng mất điện. Những lúc này, cửa thoát hiểm là lối thoát duy nhất và cũng là lối thoát an toàn nhất giúp con người nhanh chóng di chuyển khỏi tòa nhà, giảm thiểu nguy cơ thương vong.

Đây có thể coi là công dụng duy nhất và cũng là quan trọng nhất của loại cửa này.

Lắp cửa thép chống cháy Galaxy Famille Hà Nam

Mẫu cửa thép thoát hiểm chống cháy thương hiệu Galaxy Doors, sử dụng thanh thoát hiểm đơn

Quy Định Về Lối Thoát Hiểm Và Cửa Thoát Hiểm

Cơ quan nhà nước có những quy định cụ thể về lối thoát hiểm và cửa thoát hiểm đối với các công trình xây dựng. Tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng nếu không có thiết kế cụ thể về cửa thoát hiểm, công trình đó sẽ không được cấp phép xây dựng.

Quy định về lối thoát hiểm

Dưới đây là 5 quy định cơ bản về lối thoát hiểm tại các công trình xây dựng:

– Lối thoát hiểm phải được đặt tại các vị trí dễ tiếp cận.

– Lối thoát hiểm phải dẫn đến vị trí an toàn hoặc có thể đưa người ra ngoài trong các tình huống khẩn cấp.

– Phải được quản lý tốt và thường xuyên được bảo trì.

– Lối thoát hiểm phải được đặt ở một vị trí cố định.

– Khu vực lối thoát hiểm phải có biển báo để dễ nhận biết.

Yêu cầu về cửa thoát hiểm được quy định như thế nào?

– Cửa thoát hiểm bắt buộc phải có khả năng chống cháy.

– Cửa thoát hiểm phải được mở theo hướng lối thoát hiểm.

– Cửa thoát hiểm chỉ được mở 1 chiều và thường là mở từ trong ra ngoài. Do vậy, không được sử dụng cửa trượt hoặc cửa mở quay cho các lối thoát hiểm.

– Cửa thoát hiểm phải đảm bảo có thể được mở dễ dàng và ngay lập tức trong tình huống khẩn cấp và không được khóa hoặc buộc chặt, gây khó khăn cho việc thoát hiểm.

– Cửa thoát hiểm bắt buộc phải có thanh thoát hiểm và tay co thủy lực, đảm bảo cửa luôn tự động đóng và có thể mở cửa dễ dàng trong trường hợp khẩn cấp.

– Trước cửa thoát hiểm luôn phải có biển báo rõ ràng để dễ nhận biết (Exit/Lối ra).

Cửa thép chống cháy Galaxy

Một mẫu cửa thép chống cháy thoát hiểm Galaxy 2 cánh dùng thanh đẩy panic đôi

Cấu Tạo Của Cửa Thoát Hiểm

Do là loại cửa chuyên dụng, sử dụng cho một mục đích đặc biệt nên cấu tạo cửa thoát hiểm cũng khác biệt so với các loại cửa thông thường.

Cụ thể như sau.

Cấu tạo cánh và khung cửa

Cửa thoát hiểm được làm bằng thép chống cháy nên có cấu tạo giống như cửa thép chống cháy.

2 mặt cánh cửa làm bằng 2 tấm thép mạ điện, độ dày 1.0 mm. Ở giữa là giấy tổ ong/thạch cao/bông thủy tinh/magie oxit… 

Khung cửa cũng được làm bằng thép mạ điện độ dày 1.2 – 1.4 mm.

Độ dày thép tấm làm cánh, thép làm khung và vật liệu trong cánh tùy thuộc vào từng đơn vị sản xuất. Bề mặt cánh và khung thường được sơn tĩnh điện 1 màu, màu cơ bản thường là màu trắng, màu ghi hay màu đỏ…

Tổng độ dày cánh vào khoảng từ 50 – 60 mm.

Phụ kiện cửa

Một số loại phụ kiện cửa thoát hiểm bao gồm:

– Thanh đẩy panic (thanh thoát hiểm)

Đây là phụ kiện bắt buộc sử dụng cho cửa thoát hiểm. 

Loại phụ kiện này có tác dụng giúp mở cửa dễ dàng mà không cần đến chìa khóa trong trường hợp khẩn cấp. 

Có 2 loại thanh thoát hiểm là thanh thoát hiểm đơn dùng cho cửa thoát hiểm 1 cánh và thanh thoát hiểm đôi, dùng cho cửa thoát hiểm 2 cánh.

– Tay co thủy lực

Tay co thủy lực giúp cửa luôn tự động đóng lại, không phụ thuộc vào hành vi của con người (quên đóng cửa).

Bên cạnh đó còn một số loại phụ kiện khác như gioăng cao su, bản lề cửa…

Trên đây là một số thông tin về thông số kỹ thuật, cấu tạo cửa thoát hiểm. 

Cửa thép chống cháy Hisung

Mẫu cửa thoát hiểm Hisung

Cửa Thoát Hiểm Và Cửa Chống Cháy Có Phải Cùng 1 Loại?

Cửa thoát nạn cửa chống cháy có phải cùng là 1 loại hay không là băn khoăn của nhiều người khi đi tìm hiểu về các loại cửa đặc thù này.

Nếu không phải là 1 loại cửa thì chúng giống và khác nhau ở điểm nào?

Trả lời cho câu hỏi này, Nhật Minh Door xin khẳng định, cửa thoát hiểm chính là 1 loại cửa chống cháy nhưng cửa chống cháy thì chưa chắc đã là cửa thoát nạn.

Bạn có thể theo dõi tại bảng sau để nắm được sự giống và khác nhau giữa 2 loại cửa này:

Loại cửa/Nội dungCửa thoát hiểmCửa chống cháy
Mục đích sử dụngĐể người thoát ra ngoài trong trường hợp khẩn cấpĐể chống cháy & ngăn khói. Giúp kéo dài thời gian cứu hộ, hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi gặp cháy nổ
Khả năng chống cháyBắt buộcBắt buộc
Vị trí lắp đặtLắp đặt tại các lối thoát hiểm, lối thoát nạnTại các phòng kỹ thuật, các khu vực hành lang, khu vực có yêu cầu đặc biệt về chống cháy
Tại các lối thoát hiểm, lối thoát nạn

Như vậy, cửa exit vừa phải có chức năng thoát hiểm, vừa phải có khả năng chống cháy. Loại cửa này thường được lắp đặt tại các vị trí lối thoát hiểm tại các tầng tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện, nhà xưởng, nhà máy…

Có thể bạn quan tâm:

Cửa sập ngăn cháy là gì?

Công dụng của cửa kính chống cháy

Báo giá vách kính ngăn cháy 11/2024

Kính chống cháy có tác dụng gì?

Công Dụng Cửa Thoát Nạn, Cửa Chống Cháy Thoát Hiểm

Cũng giống như cửa chống cháy, cửa thoát hiểm ngăn cháy là yêu cầu bắt buộc đối với các công trình xây dựng dân dụng hay chuyên biệt.

Công dụng của cửa chống cháy thoát hiểm có thể kể đến:

Giúp di chuyển người ra khỏi khu vực nguy hiểm

Trong trường hợp khẩn cấp, cửa exit lắp đặt tại các lối thoát hiểm an toàn nhất, giúp con người nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Giúp giảm thiểu những thiệt hại về người và cửa trong những tình huống nguy hiểm là mục đích và cũng là công dụng lớn nhất của loại cửa này.

Độ bền cao, dễ dàng sử dụng

Cửa thoát nạn làm bằng thép và các vật liệu chống cháy có độ bền cao. Do vậy, độ bền của cửa cũng rất cao.

Mặt khác, loại cửa này sử dụng rất dễ dàng, dễ dàng trong việc bảo trì.

Báo Giá Cửa Thoát Hiểm Chống Cháy

Giá cửa thoát hiểm phụ thuộc vào thương hiệu, cấp độ ngăn cháy (cửa chống cháy thoát hiểm EI60, cửa chống cháy thoát hiểm EI90, cửa chống cháy thoát hiểm EI120…), loại phụ kiện cửa…

Đơn giá cửa chống cháy thoát hiểm được tính như đơn giá cửa thép chống cháy. Tuy nhiên, cửa thoát nạn dùng những loại phụ kiện đặc thù nên cần được báo riêng.

Bạn nên liên hệ trực tiếp để được báo giá cụ thể và chi tiết theo công trình.

Mua Cửa Thoát Hiểm Ở Đâu Uy Tín?

Nhật Minh Door đã có kinh nghiệm thi công hơn 400 dự án cửa chống cháy, cửa thép kỹ thuật, cửa thoát nạn.

Thương hiệu cửa chúng tôi cung cấp là cửa thoát hiểm Galaxy, Hisung – 2 thương hiệu cửa ngăn cháy hàng đầu tại Việt Nam.

Với bề dày năng lực triển khai dự án, Nhật Minh Door tự tin đem đến cho bạn giải pháp cửa chống cháy thoát hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất với chất lượng dịch vụ tốt nhất: Tư vấn trung thực và khách quan nhất, báo giá nhanh chóng, cung cấp đầy đủ CO, CQ nghiệm thu công trình, chứng chỉ chống cháy theo yêu cầu đối với cửa thoát hiểm.

Gọi ngay cho chúng tôi theo Hotline/Zalo 0968.568.733 để được tư vấn và báo giá cụ thể về cửa thoát hiểm. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn!

Loader image

Đây chính là một loại cửa chống cháy. Cửa thoát nạn hiện nay được làm bằng thép, có cấu tạo tương tự như cửa thép chống cháy nhưng sử dụng các phụ kiện dành riêng cho vị trí cửa lối thoát hiểm.

Có 4 yêu cầu & tiêu chuẩn chủ yếu đối với cửa thoát hiểm:

  • Chống cháy & Ngăn khói
  • Chỉ được mở 1 chiều (từ hành lang ra cầu thang bộ hay lối thoát nạn)
  • Phải có biển báo chỉ dẫn để dễ nhận biết (Exit/Lối ra)
  • Có thể mở trong trường hợp khẩn cấp mà không cần chìa khóa, luôn luôn có cơ chế tự đóng lại để ngăn khói, lửa

Vì cửa thoát nạn hiện nay chủ yếu làm bằng thép chống cháy nên giá cửa thoát hiểm chính bằng đơn giá cửa thép chống cháy, cộng với các phụ kiện dành riêng cho cửa thoát hiểm.

Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP (Về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy) thì các cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy (trong đó có cửa thoát hiểm) sẽ bị tạm đình chỉ/đình chỉ hoạt động. Đồng thời, có thể bị phạt hành chính, tùy theo từng mức lỗi mà mức phạt khác nhau.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Tin Liên quan