Nhờ áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện mà cửa thép có độ bền rất cao. Việc bong tróc sơn hay phai màu sơn không phải không xảy ra nhưng hiếm khi.
Vậy công nghệ sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ này có ưu – nhược điểm như thế nào? Tại sao tôi cần biết về công nghệ này? Nó có ích gì cho cánh cửa thép tôi muốn mua? Nó có khiến cho cửa bền hơn, rẻ hơn, đẹp hơn hay không?…
Cùng Nhật Minh tìm hiểu trong bài viết dưới đây bạn nhé!
Công Nghệ Sơn Tĩnh Điện Là Gì? Sơn Tĩnh Điện Cửa Thép Là Gì?
Nguyên lý sơn tĩnh điện
Đây là một cách sơn sản phẩm áp dụng công nghệ, kỹ thuật phức tạp và tiên tiến nhất hiện nay.
Nguyên lý của công nghệ sơn tĩnh điện dựa theo nguyên lý của vật lý: Nguyên lý tĩnh điện. Chúng ta cùng tìm hiểu về công nghệ sơn, đồng thời học lại bài học vật lý cũ một chút nhé! (Không ngờ đi mua cửa cũng được học lại bài cũ! ^ ^)
Cụ thể như sau: Áp dụng công nghệ này, bột sơn khi đi qua một dụng cụ là súng phun sơn sẽ được đun nóng và tích điện dương (+), sau đó được phun vào bề mặt vật cần sơn (ở đây là cửa thép) được tích điện âm (-).
Khi này, nhờ vào lực hút giữa các ion có điện tích trái dấu, bột sơn sẽ bám vào quanh vật được sơn.
Cơ bản, công nghệ sơn tĩnh điện chỉ có như vậy mà thôi. Rất đơn giản.
Tuy đơn giản như vậy nhưng đây thực sự là một bước tiến của công nghệ, giúp cho công đoạn sơn vật liệu (ở đây là cửa thép) trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Cuối cùng, bạn chính là người hưởng lợi ích từ đó. Vì sao vậy? Vì 3 ưu điểm nổi bật mà tôi sắp tiết lộ cho bạn dưới đây.
3 ưu điểm của sơn tĩnh điện với cửa thép chống cháy, cửa thép vân gỗ
Giá cửa thép rẻ hơn nhờ giá sơn tĩnh điện rẻ
Công nghệ sơn tĩnh điện cho phép tận dụng tối đa lượng sơn, lên đến 99%. Tất cả bột sơn dư trong quá trình sơn được thu hồi và sử dụng lại.
Mặt khác, áp dụng sơn tĩnh điện cũng khiến rút ngắn thời gian đưa sản phẩm vào sử dụng, hạn chế chi phí bảo quản, lưu kho.
Việc vận hành quy trình sơn tĩnh điện cho cửa thép rất dễ dàng vì được tự động hóa (hệ thống phun sơn bằng súng phun sơn tự động). Nhà sản xuất không phải tốn nhiều chi phí nhân công cho quy trình này.
Chính nhờ 3 lý do này, giá cửa thép rẻ hơn nhiều.
Độ bền màu sơn cao, tăng độ bền đẹp của cửa
Theo đánh giá của các chuyên gia, sơn tĩnh điện giúp tạo ra lớp sơn phủ dày gấp đôi so với các cách thức sơn khác. Lớp sơn có thể đi đến từng ngóc ngách, chi tiết của sản phẩm.
Cửa sắt sơn tĩnh điện lên màu chuẩn, độ bóng cao hơn hẳn.
Nhờ lớp sơn tĩnh điện bao phủ bề mặt, nguy cơ cửa bị han gỉ do bị ô xi hóa, bị ăn mòn sẽ giảm xuống mức tối thiểu.
Lớp sơn bề mặt cũng hiếm khi bong tróc. Việc phai màu sơn diễn ra rất chậm và không đáng kể, kể cả khi cửa được lắp ở các vị trí ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng.
An toàn cho sức khỏe con người, tốt cho môi trường
Áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện, cả thợ sơn và người sử dụng đều không phải lo lắng gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
Đó là vì bột sơn tĩnh điện (gồm nhựa, bột màu và chất phụ gia) là chất rắn, không dễ bay hơi trong không khí. Cái này khác hẳn các cách sơn thông thường, trong sơn thường chứa dung môi độc hại và những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi.
Khi lao động, thợ sơn chỉ cần áp dụng biện pháp phòng hộ lao động đơn giản là đã có thể bảo đảm an toàn.
Bên cạnh đó, sơn tĩnh điện cũng không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải của quy trình sơn này được xếp vào nhóm ít nguy hại và có thể xử lý được trong bãi rác.
Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Đối Với Cửa Thép Chống Cháy
Sơn tĩnh điện cho cửa thép chống cháy bao gồm 4 công đoạn:
Công đoạn 1: Xử lý bề mặt cửa thép
Tại sao cần xử lý bề mặt cửa thép? Để đảm bảo cho bột sơn có độ bám dính tốt, lên màu đẹp, chuẩn và sơn có độ bền màu cao hơn.
Hiểu một cách đơn giản, ở công đoạn này, các công nhân sẽ dùng nhiều cách để làm sạch các tạp chất trên bề mặt cửa như vết dầu mỡ, chất bẩn và một số tạp chất hữu cơ khác.
Sau khi xử lý bề mặt, cửa thép sẽ được đưa vào lò sấy khô để làm khô hơi nước.
Tìm hiểu thêm về cửa thép chống cháy
Công đoạn 2: Phun sơn
Quá trình phun sơn tĩnh điện diễn ra trong buồng sơn. Buồng phun sơn đảm bảo hạn chế tối đa lượng sơn bị phát tán ra không khí và thu hồi lượng bột sơn dư để tái sử dụng.
Trước khi bắt đầu quy trình phun sơn, tất cửa thép trước khi treo lên băng tải sẽ được máy nén khí xịt sạch bề mặt.
Công đoạn 3: Sơn bóng
Sau khi lớp sơn tĩnh điện của cửa đã hoàn thiện, tất cả lại được đưa vào lò, sơn thêm 1 lớp sơn bóng bên ngoài. Lớp sơn này đảm bảo độ bền màu của lớp sơn tĩnh điện bên trong và tạo độ bóng đẹp cho sản phẩm.
Công đoạn 4: Sấy khô
Tại khâu này, cửa thép chống cháy được đưa vào lò sấy, sấy ở nhiệt độ lên đến 180oC – 200oC trong 10-15 phút.
Công đoạn 5: Kiểm tra, đóng gói
Cửa chống cháy sau khi sấy khô sẽ được kiểm tra lại bằng máy móc kỹ thuật và ngoại quan (bằng mắt thường) xem đã đảm bảo chất lượng chưa.
Chỉ khi cửa đã đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và thẩm mỹ mới được chuyển đóng gói và nhập kho, chờ đưa đến công trình.
Quy Trình Sơn Tĩnh Điện Và Phủ Vân Gỗ Với Cửa Thép Vân Gỗ
Quy trình sơn tĩnh điện và phủ vân gỗ đối với cửa thép vân gỗ
Giống như cửa thép chống cháy, ban đầu, quy trình sơn tĩnh điện cho cửa thép vân gỗ cũng trải qua 2 công đoạn xử lý bề mặt sản phẩm và phun sơn. Sau đó là 4 công đoạn tiếp theo.
Cụ thể:
Công đoạn 1: Xử lý bề mặt cửa thép
Công đoạn 2: Phúnown
Công đoạn 3: Tạo lớp sơn vân gỗ
Tại bước này, lớp vân gỗ của cửa được tạo bằng công nghệ in chuyển ấn bằng nhiệt với nhiệt độ lên đến 300oC.
Đây cũng là một công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Để tạo lớp vân gỗ, sau khi được sơn tĩnh điện, cửa thép sẽ được quét một lớp keo, sau đó dán lớp giấy vân gỗ lên. Ngay sau đó, cửa được đưa vào lò nhiệt chuyên dụng xử lý. Dưới tác động của nhiệt, màu vân gỗ từ giấy sẽ in hẳn lên bề mặt cánh, khung, phào cửa.
Sau khi hoàn thành công đoạn này, công nhân sẽ bóc lớp giấy trên bề mặt cửa ra. Lúc này, cửa thép vân gỗ đã lên màu vân gỗ cực đẹp.
Có thể bạn quan tâm: Tất tần tật về cửa thép giả gỗ
Công đoạn 4: Sơn bóng
Cửa sau khi được tạo màu vân gỗ theo đúng màu khách hàng chọn sẽ được sơn một lớp sơn bóng để đảm bảo độ bóng đẹp, bền màu cho thành phẩm.
Công đoạn 5: Sấy khô
Công đoạn 6: Kiểm tra, đóng gói
Những mẫu cửa thép giả gỗ Galaxy, Goonsan đẹp đều áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện và in vân gỗ
Như vậy, trải qua 6 công đoạn, chúng ta đã có những mẫu cửa thép vân gỗ 1 cánh, 2 cánh, 4 cánh đẹp và cực bền màu.
Giá cửa sắt giả gỗ cũng hợp lý, rẻ hơn nhiều so với cửa gỗ tự nhiên, nhờ áp dụng những công nghệ tiên tiến, giúp hạn chế chi phí.
Cuối cùng, người hưởng lợi chính là khách hàng mua cửa, vì giá thành sản phẩm sẽ không bị đẩy lên cao do chi phí sản xuất cao.
Trên đây bạn đã tìm hiểu chi tiết nhất về công nghệ sơn tĩnh điện trong sản xuất cửa thép chống cháy, cửa thép vân gỗ. Nếu bạn có nhu cầu làm cửa sơn tĩnh điện cho công trình hay cho gia đình, liên hệ ngay với Nhật Minh theo Hotline/Zalo: 0968.568.733 để được tư vấn nhé!
Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn!