Trong thế giới xây dựng và thiết kế nội thất ngày nay, cửa không chỉ là để đóng mở không gian mà còn là bộ phận không thể thiếu trong tổng thể nội thất – kiến trúc của cả công trình, giúp thể hiện cá tính, gu thẩm mỹ và phong cách sống. Nếu bạn là người yêu cái đẹp, thích sự mềm mại trong đường nét kiến trúc nhưng vẫn đòi hỏi cửa có đầy đủ công năng, độ bền cao thì cửa vòm nhựa composite chắc chắn là lựa chọn rất đáng để cân nhắc.
Sơ Lược Về Cửa Vòm Nhựa Composite
Trước khi quyết định có nên chọn mẫu cửa này hay không, ta phải nắm được những thông tin cơ bản nhất:
Cửa Vòm Là Gì?
Cửa vòm là dạng cửa có phần đỉnh phía trên được bo tròn hoặc uốn cong, tạo thành hình vòm. Đây là thiết kế đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại và dần trở thành biểu tượng của sự mềm mại, trang nhã trong kiến trúc cổ điển châu Âu.
Ở Việt Nam ngày nay, cửa vòm được ứng dụng rộng rãi trong kiến trúc hiện đại, đặc biệt trong các công trình mang phong cách tân cổ điển, Indochine hoặc Scandinavian nhẹ nhàng (biệt thự, resort, showroom…).
Cửa Vòm Composite
Cửa vòm nhựa composite là loại cửa có thiết kế hình vòm và sử dụng vật liệu gỗ nhựa composite WPC để làm cánh, khung nẹp. Composite là một loại vật liệu tổng hợp, được tạo nên từ bột gỗ, bột nhựa và các chất phụ gia chuyên dụng, nung nóng và ép đùn nguyên khối. Vật liệu gỗ nhựa WPC có khả năng đặc biệt trong chống nước, chống mối mọt, chống cong vênh và độ bền cao…
Tại Sao Cửa Vòm Composite Trở Thành Xu Hướng?
Sở dĩ cửa vòm composite trở thành một xu hướng hiện nay bởi vì, bên cạnh những ưu điểm vượt trội của cửa gỗ nhựa nói chung, cửa vòm gỗ nhựa có vẻ đẹp độc đáo, tạo hiệu ứng không gian mềm mại và mang đầy tính nghệ thuật. Hầu như không có loại cửa nào có thể giúp tạo ấn tượng không gian đặc biệt như vậy.
Cửa gỗ tự nhiên cũng có thể làm được mẫu cửa vòm, nhưng nhìn chung ấn tượng mà những sản phẩm này đem lại hơi nặng nề. Cửa vòm nhựa composite, trung hòa hơn, vừa tạo vẻ đẹp mang nét hoài cổ nhưng lại cũng đồng thời mang nét hơi thở hiện đại, do vậy dễ được yêu thích hơn.
Cấu Tạo Chi Tiết Cửa Vòm Composite
Một bộ cửa tốt không chỉ nằm ở kiểu dáng mà còn phụ thuộc rất lớn vào cấu tạo và chất liệu. Cùng xem cấu tạo chi tiết của cửa vòm nhựa composite:
Vật Liệu Làm Cửa
Khung cửa, cánh cửa, nẹp cửa đều được làm từ WPC – Wood Plastic Composite, vật liệu gỗ nhựa với các ưu thế tuyệt đối về khả năng chống nước, chống ẩm mốc, không bị cong vênh rạn nưt theo thời gian, độ bền cao, dễ vệ sinh…
Cấu Tạo Cửa
Cấu tạo cụ thể cửa vòm gỗ nhựa như sau:
Khung cửa: Khung đơn dày 45mm, rộng 125mm (dùng cho tường dày 125-160mm)
- Nẹp cửa: Rộng 55-63mm
Cánh cửa: Vật liệu composite ép đùn nguyên khối panel, phần đầu uốn cong hình vòm. Độ dày cánh 40mm ± 2mm. Có thể có họa tiết soi chỉ, chấn huỳnh, khoét ô kính hoặc đắp phào chỉ nổi, tùy mẫu
Bề mặt: Phủ film PVC hoặc sơn PU, tùy gu thẩm mỹ và chi phí đầu tư
Phụ kiện: Sử dụng bản lề, khóa tay gạt hoặc khóa vân tay
Như vậy, nói chung, cửa vòm composite có cấu tạo không khác nhiều so với mẫu cửa nhựa composite thông thường. Chi tiết khác nhất là phần trên cánh và khung nẹp được uốn cong hình vòm.
Nhược Điểm Cửa Vòm Gỗ Nhựa Ít Ai Nói Bạn Biết
Mặc dù cửa vòm nhựa composite sở hữu ưu điểm vượt trội về tính thẩm mỹ nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế cần lưu ý khi lựa chọn, đặc biệt là với công trình yêu cầu độ chính xác cao hoặc ngân sách giới hạn. Dưới đây là những điểm bạn cần cân nhắc:
Khó Khăn Trong Việc Sản Xuất Và Thi Công Phần Vòm Cong
Thay vì sản xuất cánh cửa chữ nhật chỉ cần cắt kích thước cánh đúng như kích thước yêu cầu, quy trình sản xuất cửa vòm gỗ nhựa phức tạp hơn. Không chỉ riêng máy móc, nhân công khi xử lý, thao tác kỹ thuật làm cửa vòm cũng cần phải có kinh nghiệm mới có thể cho ra sản phẩm tốt nhất.
Thi Công Phần Vòm Cong Đòi Hỏi Độ Chính Xác Cao
Khác với loại cửa chữ nhật thông thường, phần uốn cong ở đỉnh cửa vòm gỗ nhựa yêu cầu kỹ thuật đo đạc, gia công và lắp đặt chính xác từng milimet. Nếu sai số nhỏ ở phần vòm, cửa rất dễ mất cân đối, hở mép hoặc kẹt cánh. Ngay cả khi có thể không bị những lỗi như trên, những sai sót nhỏ cũng có thể khiến bộ cửa trở nên xấu, nhất là ở phần vòm cong.
Khuyến nghị của Nhật Minh Door: Bạn cần chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm cung cấp và thi công cửa vòm, tránh giao cho đơn vị chưa từng làm cửa dạng vòm composite. Bởi vì, rất có thể, công trình của bạn sẽ trở thành “chuột bạch” để họ triển khai lấy kinh nghiệm.
Khó Khăn Trong Bảo Trì Và Sửa Chữa Phần Vòm
Khi cần sửa chữa hoặc bảo trì, phần vòm cong của cửa nhựa composite có thể gây khó khăn hơn so với các loại cửa thông thường. Việc thay thế hoặc sửa chữa phần vòm đòi hỏi kỹ thuật cao và có thể sẽ tốn kém hơn nếu đã hết hạn bảo hành hoặc lỗi gây ra không phải do phía nhà sản xuất/nhà cung cấp.
Giá Thành Cao Hơn So Với Cửa Thường
Do yêu cầu kỹ thuật cao và quy trình sản xuất phức tạp, cửa vòm nhựa composite thường có giá thành cao hơn so với cửa thông thường với cùng chất liệu. Điều này có thể ảnh hưởng đến ngân sách của dự án.
Ứng Dụng Linh Hoạt Trong Thực Tế
Ứng dụng cửa vòm composite trong thực tế cụ thể như thế nào? Tất cả các công trình nhà ở dân dụng hoặc công trình mang tính thương mại đều có thể lắp cửa vòm gỗ nhựa, miễn là phong cách kiến trúc nội thất của công trình đó mang hơi hướng cổ điển, tân cổ điển, Indochine hoặc Scandinavian…
- Nhà ở dân dụng: Cửa vòm gỗ nhựa có thể lắp cho biệt thự, nhà phố hay căn hộ.
- Công trình thương mại: Đối với quán cafe, homestay, spa…, cửa vòm giúp không gian trở nên thu hút và độc đáo hơn, từ đó gây ấn tượng mạnh mẽ hơn đối với khách hàng.
Những Mẫu Cửa Vòm Composite Phổ Biến Trên Thị Trường
Cửa vòm không chỉ là một kiểu dáng mà là “ngôn ngữ thiết kế” thể hiện rõ nhất phong cách kiến trúc cổ điển, tân cổ điển hay Indochine, Scandinavian. Dưới đây là những mẫu cửa vòm composite phổ biến, được ứng dụng nhiều trong thực tế:
Cửa Vòm Cánh Phẳng
Đây là dòng cửa vòm tối giản nhất với bề mặt cánh phẳng trơn hoàn toàn, cả bộ cửa chỉ nhấn nhá nhẹ ở đường vòm cong mềm phía trên. Cánh phẳng phù hợp với:
- Biệt thự vừa hiện đại pha nét cổ điển
- Nội thất kiểu Scandinavian hoặc Indochine tiết chế
- Những công trình cần điểm nhấn nhưng không quá cầu kỳ
Cửa Vòm Gỗ Nhựa Soi Chỉ
Soi chỉ là kỹ thuật cắt những đường rãnh mảnh trên bề mặt cánh, theo phương ngang hoặc phương dọc, thậm chí là đường cong uốn lượn. Khi áp dụng trên cửa vòm composite, kiểu soi chỉ nhẹ giúp:
- Tăng chiều sâu thị giác cho mặt cánh
- Tạo điểm nhấn cổ điển tinh tế, không nặng nề
- Phù hợp với phòng ngủ master, phòng làm việc hoặc không gian trung tính
Đây là lựa chọn vừa giữ được tính trang trọng của cửa vòm, vừa không khiến tổng thể bị “quá già” hay kiểu cách.
Cửa Vòm Chấn Huỳnh
Là kiểu cửa vòm có ô huỳnh được in xuống mặt cánh, tạo hoa văn. Mẫu này mang phong cách tân cổ điển rõ nét, gợi nhắc đến thiết kế cửa gỗ truyền thống nhưng được “biến tấu” hiện đại bằng vật liệu composite.
Thiết kế này phù hợp với:
- Biệt thự kiểu châu Âu, villa sang trọng
- Các công trình mang cảm hứng kiến trúc Pháp
- Phòng khách, cửa sảnh chính, phòng làm việc của chủ nhà
Cửa Vòm Composite Kết Hợp Kính
Phần vòm phía trên cánh cửa được thiết kế ô kính, giúp:
- Lấy sáng cho hành lang, phòng trong
- Tạo sự thông thoáng, mở rộng chiều cao không gian
- Giữ dáng vòm mềm mại mà không làm cánh cửa bị nặng nề
Mẫu này thường được dùng cho:
- Không gian cần ánh sáng tự nhiên như phòng đọc, studio, cầu thang
- Biệt thự có hành lang dài hoặc thông tầng
Cửa Vòm Phào Chỉ Nổi
Đây là mẫu cửa vòm mang tính chất nghệ thuật nhất. Cánh cửa được gắn các đường phào nổi theo nhiều mẫu hình, hoa văn, họa tiết…
Khi kết hợp với vòm cong và tay nắm đồng giả cổ, mẫu này mang đậm dấu ấn Indochine hoặc cổ điển châu Âu, tạo cảm giác vững chãi, sang trọng và quyền uy.
Mẫu cửa vòm phào chỉ nổi thường dùng cho:
- Phòng thờ, phòng làm việc chính
- Sảnh chính biệt thự
- Những khu vực cần tạo cảm giác trang nghiêm và bề thế
Báo Giá Cửa Vòm Gỗ Nhựa & Lưu Ý Khi Lựa Chọn
Cũng như các mẫu cửa khác, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá cửa vòm nhựa composite:
- Mẫu mã (cánh phẳng, ô kính, huỳnh, phào nổi…)
- Kích thước cánh và độ cong của vòm
- Loại bề mặt (phủ film PVC/PU)
- Số lượng cửa
- Phụ kiện đi kèm: Khóa, bản lề…
Tại Nhật Minh Door – đơn vị phân phối đặc quyền cửa nhựa composite HaruHome, cửa vòm HaruHome có giá từ 5.625.000 – 5.812.000 VNĐ/bộ (chưa bao gồm phụ kiện, chi phí vận chuyển và nhân công lắp đặt) tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Nếu có nhu cầu, bạn liên hệ ngay với Nhật Minh Door theo Hotline/Zalo 0968.568.733 để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé!
Kết Luận
Cửa vòm nhựa composite không chỉ là một lựa chọn đẹp về hình thức mà còn là giải pháp tối ưu về công năng. Từ thiết kế mềm mại, độ bền cao, khả năng chống nước, chống mối mọt cho đến sự linh hoạt trong thi công, dòng cửa này đáp ứng tốt cả yêu cầu thẩm mỹ và kỹ thuật cho các công trình hiện đại.
Liên hệ ngay Hotline/Zalo 0968.568.733 để được tư vấn miễn phí, xem mẫu thực tế và nhận báo giá tốt nhất từ Nhật Minh Door bạn nhé!